Cho Trẻ Ăn Yến Sào Đúng Cách Như Thế Nào Bạn Đã Biết Chưa?

Yến sào chắc hẳn là một loại thực phẩm được nhiều mẹ trẻ quan tâm trong quá trình chăm sóc con trẻ để giúp bé phát triển trí toàn diện, đặc biệt những dưỡng chất có trong yến sào sẽ giúp trí não bé ngày càng phát triển. Tuy nhiên, việc cho con trẻ ăn quá nhiều yến sào cũng không hề tốt. Vậy thì theo bạn, mức độ và cách cho con trẻ ăn yến sào như thế nào để phát huy được hết những công dụng của nó? Cùng tôi theo dõi nội dung bài viết cho trẻ ăn yến sào đúng cách ngay sau đây!


Cho trẻ ăn yến sào từ mấy tuổi?

Không thể phủ nhận công dụng của yến sào đối với sự phát triển của con trẻ, tuy nhiên, mẹ cần cân nhắc độ tuổi của con, bởi vì theo khuyến cáo, trẻ trên 6 tuổi mẹ mới bắt đầu cho con ăn đầy chất dinh dưỡng trên. Một số lời khuyên dành cho bạn:

- Bé dưới 6 tháng tuổi trở xuống: Lúc này, mẹ chưa nên cho bé ăn yến sào, vì khi cho trẻ ăn yến sào ở độ tuổi này rất dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Đây là giai doạn hệ tiêu hoá của bé đang dần hoàn thiện, chính do đó, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất lúc này.  Nếu mẹ cho bé ăn yến sào trong giai đoạn này thì hệ tiêu hoá của bé sẽ không hoạt động tốt, dễ dẫn đến trường hợp ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.

- Bé từ 7 tháng tuổi đến 3 tuổi: Lúc này bé đang trong giai đoạn tập ăn dặm, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm với yến sào. Một số món ăn từ yến sào đầy chất dinh dưỡng mẹ có thể chế biến cho bé trong giai đoạn đang tập ăn dặm như: yến sào chưng đường phèn, yến sào xay cùng sữa, cháo tổ yến,…Với giai đoạn đang tập ăn dặm, yến sào sẽ là một trong những món với nhiều chất dinh dưỡng, giúp bé phòng ngừa được những bệnh về hô hấp, tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời, cho bé ăn tổ yến trong giai đoạn này sẽ giúp bé có một giấc ngủ ngon sau một ngày vui chơi bên bố mẹ.
Lúc này, khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể cho con ăn khoảng 0.5 gr yến mỗi lần, một tuần cho ăn 1 – 2 lần để đảm bảo bé có thể hấp thu được hết chất dinh dưỡng có trong tổ yến.

- Bé từ 3 đến 10 tuổi, đây là giai đoạn mẹ nên thường xuyên cho bé ăn yến sào để bổ sung năng lượng để giúp bé phát triển cả về thể chất và trí não. Không chỉ cung cấp năng lượng mà yến sào còn giúp bé nâng cao sức đề kháng, phòng tránh những bệnh thông thường hư ho, cúm, sổ mũi,...Độ tuổi này bé rất hiếu động, chính do đó, mẹ nên cho con ăn nhiều hơn với khối lượng từ 2 – 3 gr yến mỗi lần, một tuần cho ăn 3 lần.


Nhiều mẹ trẻ thường hay chiều theo sở thích của con, con muốn ăn nhiều yến, mẹ sẽ chiều con, tuy nhiên, không phải cho bé ăn nhiều là sẽ tốt. Đối với con trẻ, hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện rất dễ bị tổn thương, chính do đó, mẹ nên cân nhắc độ tuổi và khối lượng hợp lý nhất để phát huy hết tác dụng của yến sào trong sự phát triển của bé.

Cho trẻ ăn yến sào vào lúc nào trong ngày?

Yến sào rất tốt cho sức khoẻ của trẻ và sẽ phát huy được nhiều công dụng nếu như mẹ tìm hiểu và cho con ăn đúng cách. Và lựa chọn thời điểm thích hợp cho con cũng là một điều hết sức quan trọng để yến sào để phát huy được hết công dụng của nó. 

Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên cho con ăn yến sào vào buổi sáng, cách 1 tiếng đồng hồ trước khi cho con ăn sáng. Lúc này, cơ thể bé sẽ hấp thu tất cả các chất dinh dưỡng có trong yến sào tốt hơn vì bụng bé còn đang rỗng vì chưa ăn gì. Theo giải thích của nhiều nhà khoa học thì lý giải về vấn đề này như sau: "Khi con người rơi vào giấc ngủ sâu, nồng độ của nội tiết tố tăng cao, cơ thể thực hiện quá trình thanh lọc, thải độc tố nên những chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu tốt hơn"

Như tôi đã nêu trên, mẹ nên cho con ăn cách bữa chính 1 tiếng vì nếu cho con ăn gần bữa chính, bé sẽ dễ bị no, bé sẽ lười ăn, như vậy sẽ không hề tốt vì bé sẽ bỏ bữa, dẫn đến thiếu những dưỡng chất khác trong bữa ăn hàng ngày.

Cách chế biến yến sào tốt nhất cho sự phát triển của bé

Thông thường, nhiều người sẽ chế biến với đường phèn và gừng. Tuy nhiên, mẹ có thể kết hợp với nhiều thực phẩm khác để món yến sào cho bé được thơm ngon hơn. Ví dụ như yến hầm bồ câu, chè tổ yến, cháo yến sào, yến hầm táo, hầm hạt sen....Dưới đây tôi sẽ mách bạn cách làm yến sào hầm táo đỏ và hạt sen cho bé ngon nhất nhé!

- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: Tổ yến đã tinh chế (khoảng 5gr cho 1 lần ăn), táo đỏ khô, đường phèn, 1 ít gừng để giúp món ăn được thanh vị hơn. Ở bước này, để tiết kiệm chi phí bạn có thể mua tổ yến thô để về chế biến lại nhé. Tôi đã mách bạn cách làm yến khô không mất nhiều thời gian, nếu bạn đang cần thì có thể đọc lại tại ĐÂY

Bước 2: Lấy yến sào tinh chế đã chuẩn bị ngâm trong nước ấm khoảng 20-30 phút cho yến nở ra, ở bước này bạn nên quan sát độ nở và dai của yến. Nếu là những tổ yến nguyên chất đảm bảo chất lượng thì yến sẽ có độ nở, thường là gấp đôi so với yến khô và sợi yến khô. Còn nếu là những mặt hàng kém chất lượng hoặc đã bị pha chế thì sợi yến bị bở ra, độ nở cũng ít hơn.

Bước 3: Với phần yến đã được làm sạch và ráo nước, bạn bắt đầu chưng cách thuỷ trong khoảng 20-30 phút để vẫn đảm bảo giữ được chất dinh dưỡng của yến. Sau đó, bỏ ít đường phèn và 1 ít gừng vào để khử vị tanh của yến. Tiếp tục chưng trong khoảng 10 phút thì tắt bếp. Bạn lưu ý chỉ bỏ 1 tí gừng và ít đường tuỳ vào khẩu vị nhé, bạn đừng nên bỏ quá nhiều gừng sẽ bị cay, bé khó ăn và nhiều đường thì sẽ mất vị thanh của đường phèn và yến.

Bước 4: Rửa sạch hạt sen, ngâm nước trong 1 tiếng, sau đó đun mềm hạt sen với 1 ít nước. Để tránh vị đắng của hạt sen thì bạn nên tách tim sen ra rồi mới hầm hạt sen. 

Bước 5: Kiểm tra độ mềm của hạt sen, sau đó cho táo đỏ vào, tiếp tục đun sôi với mức lửa nhỏ để vị ngọt của táo đỏ cùng vị thanh của hạt sen tạo thành một hỗn hợp ngon nhất cho bé.

Bước 6: Sau khi tất cả đều đã chín, bạn cho hỗn hợp táo, hạt sen và yến chưng vào 1 dụng cụ chưng cách thuỷ, tiếp tục chưng trong vòng 5 phút nữa, như vậy bạn đã hoàn thành món yến sào thật bổ dưỡng cho bé rồi đó.

Một số lưu ý khi cho trẻ ăn yến sào đúng cách

Để món ăn dành cho bé luôn được đảm bảo chất dinh dưỡng, mẹ cần có một số kinh nghiệm khi chọn yến và biết cách chế biến đúng nhất. Điểm lưu ý đầu tiên, khi lấy yến ra từ tủ lạnh, mẹ tuyệt đối không được dùng lò vi sóng để hấp yến, với nhiệt độ quá cao trong lò vi sóng sẽ làm bay hơi hết những vi chất quý có trong yến.

Lưu ý tiếp theo, khi bạn muốn chế biến cháo tổ yến hay chè tổ yến, không nên bỏ trực tiếp yến vào nồi, ở 100 độ C, vi chất sẽ bay hơi, như vậy trong yến sào sẽ không còn chất dinh dưỡng nữa. Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia dinh dưỡng thì tổ yến chỉ nên dùng trong món chưng cách thuỷ, như vậy món ăn vừa hấp dẫn vừa đảm bảo được chất dinh dưỡng có trong yến.

Trên đó là những thông tin về cho trẻ ăn yến sào đúng cách mà mẹ nên tham khảo. Yến sào làm một món ăn có mức giá khá đắt, chính do đó, mẹ cần biết cách lựa chọn yến, cách chế biến cũng như đảm bảo đủ khối lượng yến nạp vào cơ thể bé, như vậy mới có thể phát huy hết được dưỡng chất có trong yến.

Nhận xét